1. Cây Lan ý
Cây Lan ý có tên khoa học là Spathiphyllum, còn được gọi là cây Buồm trắng hay Bạch môn. Đây là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các chất gây ung thư như formaldehyde, benzen và trichloroethylene, ngoài ra nó còn có khả năng giúp hấp thụ các bức xạ nhân tạo phát ra từ máy tính, tivi, lò vi sóng, đồng hồ điện tử… Cây phù hợp để bàn làm việc, trang ý quán cà phê, bàn uống nước….
2. Cây Thường xuân
Cây Thường xuân có tên khoa học là Hedera Helix, hay còn được gọi với tên khác là Trường xuân. Đây là loại cây mang ý nghĩa phong thủy xua đuổi tà ma, xóa tan âm khí, vượng dương khí mang đến bình an và may mắn cho gia chủ. Tuy vậy, ngoài ý nghĩa đó, cây Thường xuân còn được đánh giá là một "bộ máy" lọc khí hiệu quả. Cây có thể hấp thụ những loại khí có hại trong không khí như Aldehyde formic, benzen, phenol thông qua những lỗ nhỏ có trên bề mặt lá, đồng thời chuyển hóa thành những chất vô hại như đường và amino acid.
3. Cúc đồng tiền
Cúc đồng tiền có tên khoa học là Gerbera Jamesonii. Loài hoa này có vẻ đẹp rất thu hút, thường được trồng trong các chậu sứ trắng, nâu, đen trang trí bàn làm việc, văn phòng hay những không gian nội thất sang trọng góp phần làm tăng màu sắc cũng như sự tươi mới cho không gian. Ngoài ra, loài hoa này còn có tác dụng khử độc khi loại bỏ chất Trichloroethylene, thường được tìm thấy trong các sản phẩm làm sạch khô và benzen trong không khí.
4. Cây Cọ cảnh
Cây Cọ cảnh có tên khoa học là Rhapis Excelsa. Loài cây này được xem như là một “bộ máy” lọc amoniac, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm. Cọ cảnh dễ trồng, sống được trong bóng râm thời gian dài, không cần chăm sóc bón phân cầu kì tỉ mỉ tuy nhiên nó lại hơi khó tạo dáng cho đẹp.
5. Cây Nha đam
Cây Nha đam có tên khoa học là Aloe Vera, hay còn được gọi với tên khác là cây Lô hội. Đây là loài cây được nhiều người trồng với mục đích làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, loài cây này còn có khả năng làm sạch không khí mà ít người biến đến. Đặc biệt, nó có khả cảnh báo lượng ô nhiễm trong không khí vượt quá mức cho phép qua những đốm nâu trên thân cây.
6. Cây Vạn niên thanh
Cây Vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Caculata. Đây là loại cây sống lâu năm, không héo úa nên được coi là cây cát tường, rất được ưa chuộng. Không những thế cây còn giúp làm sạch formaldehyde trong bầu không khí và khử bớt các khí độc được sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày.
7. Cây Dây nhện
Cây dây nhện có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cỏ mệnh môn. Đây là loài cây có thể hấp thu, làm sạch hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Cây còn được gọi là "máy lọc không khí", hấp thu 80% formaldehyde; 95% khí CO2; phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra; hấp thu nicotine trong khói thuốc lá. Ngoài ra, cây còn có thể hấp thu tia bức xạ máy tính. Nhờ khả năng của mình, cây biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và Amoni Acid.
8. Cây Lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Chúng có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi nên khả năng chịu nóng, khô hạn rất tốt, có sức sống bền bỉ ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đây là là loại cây dành cho phòng ngủ, nó giúp sản sinh ra khí O2 thanh sạch cho gia đình vào ban đêm. Cây có ưu điểm là không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này tượng trưng cho sự mạnh mẽ của gia chủ, sẽ ấn tượng khi dùng để trang trí.
Theo Appa - Nguồn tổng hợp