Phong lan Phi Điệp thuộc chi hoàng thảo, chúng có tên khoa học là Dendrobium anosmum và có tên gọi khác ở miên nam là Giã hạc hay giả hạc. Người chơi lan tại Việt Nam thì xếp Phi Điệp vào dòng thân thòng bởi thân của chúng mọng nước và mọc hướng xuống dưới khi ra hoa tạo thành một dải như thác nước.
Một đặc điểm khiến loại lan này được yêu thích là nó có rất nhiều mặt bông khác nhau vì vậy mà người chơi luôn cố gắng tìm kiếm sự độc đáo, đẹp lạ ở từng mặt bông khác nhau.
1. Phi Điệp Tím
(Dendrobium anosmum), miền Trung-Nam thường gọi Giả Hạc/Giã Hạc là loại lan thuộc chi Hoàng thảo, người chơi ở VN xếp nó thuộc vào lan thân thòng vì khi mọc dài ra thân nó mềm thòng hướng ngọn xuống đất chứ không dựng đứng như các loại Đùi Gà, các loại Kiều, Long Nhãn, Kim Thoa...
Thân dài tới 1,20 m buông rũ xuống. Lá mọc đối cách dài 8 – 12 cm, rộng từ 4 – 7 cm. Hoa to tới 10cm mọc từ 1- 3 chiếc ở các đốt đã rụng lá, nở vào mùa Xuân. Dendrobium anosmum có hai màu sắc chính: tím hồng và trắng. Tuy nhiên có khá nhiều biến dạng hồng nhạt, hồng thẫm hoặc cánh trắng lưỡi tím. Hoa có hương thơm ngào ngạt và lâu tàn (3 – 4 tuần lễ). Nhiều hoa trên phát hoa, một cây nếu mạnh khỏe có thể ra tới 50 – 70 hoa.
Lá mọc so le, mọng nước, dài khoảng 7-12 cm, rộng 4-7 cm, tùy xuất xứ có cây lá khá tròn, có vùng lại nhỏ dài. Khi cây xuống lá chờ ra hoa, thân có màu trắng xám loang lổ đốm đen nhìn mốc meo. Thân già các đời trước thì thường khô teo, màu nâu tím hoặc vàng như rơm, bóng.
Mùa hoa rộ vào cuối xuân – đầu hè (tháng 4-6 dương). Hoa thường mọc trên các đốt dọc theo ½ thân phía ngọn, kích cỡ hoa thường khoảng 6-10 cm, có bông to hơn nhưng ít gặp hơn, độ bền 15-20 ngày. Hoa cơ bản có màu trắng và tím.
* Cách trồng: Lan Phi Điệp là loài ưa sáng, có thể chịu được 100% ánh sáng trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, khi mang về vườn trồng, nên có giải pháp che nắng bằng lưới che để cây không bị cháy lá. Nếu thấy lá xanh sẫm, thân lá còi nhỏ,… thì chứng tỏ cây đang bị thiếu sáng, cần điều chỉnh lưới che cho phù hợp.
Trong thời kỳ thân non phát triển, lan Phi Điệp tím rất cần độ ẩm và phân bón. Tốt nhất nên ghép cây với các thân gỗ (vú sữa, nhãn, vãi) kết hợp dớn bảng để dáng cây thóng xuống và buông hoa đẹp. Bên cạnh đó, kiểu trồng này còn an toàn, hạn chế được tình trạng cây bị úng hay nhiễm nấm.
* Chăm sóc: Các giai đoạn phát triển của lan Phi Điệp tím được chia như sau: Nảy mầm mùa xuân, phát triển mùa hè - thu và nghỉ mùa đông. Mỗi giai đoạn có sự chăm sóc khác nhau:
- Vào mùa phát triển, nên bón phân NPK 30-10-10 và tưới nước tối đa để cây phát triển hết cỡ.
- Mùa nghỉ, khi cây bắt đầu thắt ngọn, vàng lá thì dừng bón phân và mang cây ra ngoài sáng. Cứ 7 - 10 ngày thì tưới nước 1 lần để cây rụng lá dần dần, đến khi rụng lá hết thì ngưng hẳn tưới nước.
- Mùa nảy mầm, bắt đầu tươi nước trở lại bằng cách phun xịt vào gốc, không làm ướt thân. Bên cạnh đó, đừng quên bón phân NPK 10-30-10 1 lần/tuần để kích thích cây ra hoa.
Nói chung, quy trình chăm sóc lan Phi Điệp tím không quá cầu kỳ bởi cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu trải dài từ Bắc đến Nam của Việt Nam.
* Phòng ngừa bệnh trên Phi Điệp tím: Lan Phi Điệp tím dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, thán thư, đốm lá,… nhất là trong điều kiện vườn ẩm ướt, thiếu gió và không sạch sẽ. Lúc này, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Treo cây vào nơi thông thoáng, có gió và ánh sáng.
- Phun nước vôi trong để vừa giúp cây cứng cáp, vừa chống được bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ nấm mỗi tháng 1 lần.
- Giữ vườn trồng sạch sẽ, thoáng mát.
Lan Trầm tím hay còn gọi là Dendrobium Nestor là loài lan được lai tạo giữa hai loài lan khác là lan Giả Hạc và lan Hoàng Thảo tím. Chính bởi sự kết hợp giữa 2 loài hoa này mà Lan Trầm tím trở thành loài hoa có một nét đẹp rất đặc biệt. Hoa nở có hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu vì thế trong những ngày Tết đến Xuân về loài hoa này luôn thu hút được nhiều người tìm mua.
Thân mập, ngắn chỉ chừng 30-40 cm và hoa tím sẫm hơn nhiều. màu sắc đậm hơn, có hương nặng hơn dòng Anosmum.
*Cách trồng: Đầu tiên phải chọn chất liệu phù hợp nhất để trồng hoa lan Trầm tím đó là vỏ thông, than củi, đá nhỏ, đất nung. Lan Trầm tím đa số là trồng trong chậu chứ không trồng bó vào thân gỗ giống như các loại hoa lan khác.
Thời điểm ghép tốt nhất, ít hại cây nhất chính là thời điểm em nó đang ngủ. Nghĩa là từ khi trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên.
Thường thì từ tháng 11 âm lịch cho tới tháng 2,3 âm lịch năm sau đều là thời điểm tốt để ghép. Tuy nhiên khi bộ rễ của mầm đã và đang hoàn thiện, bạn ghép vẫn được nhưng cây nhất định sẽ bị chột (đứng khựng lại).
* Chăm sóc: Lan Trầm tím thường được ghép vào giá thể gỗ và treo cao để khi hoa nở rủ xuống, trông sẽ đẹp hơn. Nếu trên ban công, sân thượng hay khu vườn nhà bạn có những giò hoa Trầm tím thì cần chú ý những điều sau:
Ánh sáng cần khoảng 3000-4000 ánh nến, và cần có lưới che đề phòng bị cháy lá.
Mùa hè càng nóng, càng phải tưới cho thật nhiều và ẩm độ càng cao, càng tốt (70-90%). Bón phân 30-10-10 hay 20-20-20 mỗi tuần.
Cuối mùa đông, đầu mùa xuân, cây bắt đầu nhú nụ, chuẩn bị cho thời kỳ bung nở hoa. Thời gian này, cần chú ý những đợt mua phùn của mùa xuân, tránh cho cây không bị úng nước.
Việc chăm sóc hoa lan Trầm tím cần lưu ý tới việc tưới nước thường xuyên để cây luôn giữ được ẩm độ cần thiết, phải tưới nhiều để lan không bị khô bị rụt lại do thiếu nước. Đến mùa Thu cây bắt đầu vàng lá và có dấu hiệu rụng đi vì thế hãy giảm tưới nước lại. Khi cây ra nụ có thể tưới sơ qua hoặc tưới ướt đẫm một lần.
Trồng lan Trầm tím bệnh thường gặp là nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ hay cũng có khí bị nấm... Để khắc phục cần phải tìm ra đúng bệnh sau đó cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.
Là loại hoàng thảo thân thòng lá xanh quanh năm, căng mập, Phi điệp vàng nhìn dáng cây rất đẹp, ít rụng lá vào mùa đông, thân rũ dài. Hoa chùm vàng rực rỡ có 2 đốm mắt đen trong họng, cánh hoa tròn trịa, họng nhiêu lông tơ mịn như nhung, hoa mọc ở các đốt, nở khoảng tháng 9 dương lịch. Là loại lan ưa mát, ghép gỗ, mảnh gỗ hoặc trồng chậu đều tốt. Thân có thể dài 1.5m. Hoa to 5 cm từ 1-3 bông mọc ở các đốt hoa có hương thơm.
Cách trồng lan phi điệp vàng:
Đối với lan phi điệp vàng chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng đinh ghim thép chữ U và súng bắn ghim. Đặt cây vào vị trí cần ghép, dùng tay cầm phần rễ lan. Sau đó bắn ghim giữ 1/3- 1/5 tổng số rễ, sao cho cây cố định không bị lay.
Sau đó, để khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.
Chăm sóc phi điệp vàng sau khi ghép:
Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây.
Khi hết thời gian 3-7 ngày, ta thực hiện tưới, do đặc tính cây không ưa quá nhiều nước nên tưới 1-2 lần/ ngày, tưới chỉ cần ướt bề mặt giá thể. Định kỳ vào ngày chủ nhật tưới thật đẫm cây, tưới đi tưới lại cây 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, tưới cho ướt toàn bộ cả cây và giá thể.
Bón phân: giai đoạn cây mọc mầm nhưng chưa ra rễ, thì chưa thực hiện bón phân, do trong thời kỳ này cây đang hút dinh dưỡng tích lũy ở trong thân cũ để ra mầm nền không cần tưới, mầm còn non nên rất rễ bị thối do đọng nước.
Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10.
Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều, cây phát triển tốt với ẩm độ: 50-70%.
Cây cần được cung cấp nhiều ánh sáng và cần cắt bỏ những lá vàng, lá úa, những lá già yếu và không phát triển để tránh tốn kém chất dinh dưỡng cũng như hạn chế sâu bệnh hại. Để phòng và trị các loại bệnh hại cho lan phi điệp vàng cần phun cho cây các loại sau cùng với nước sạch: lino oxto, regan, Antracol cứ 15 ngày phun một lần.
Theo Appa - nguồn sưu tầm