Đặc tính cây lưỡi hổ
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển là từ 18oC – 30oC, đó là lí do tại sao cây lưỡi hổ lại phù hợp cho không gian văn phòng. Nhưng nên tránh nhiệt độ thấp dưới 10 độ C vì nếu sống ở nhiệt độ này cây phát triển chậm và dễ chết.
Ánh sáng: Cây lưỡi hổ có sức sống bền bỉ lại chịu hạn rất tốt. Cây có thể chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp (không quá mạnh) hay tại nơi có bóng râm toàn phần.
- Nước tưới: Khi trồng nên tưới nước vào cây khi thấy bề mặt đất quá khô ráo, đặc biệt cần quan tâm đến độ thoát nước tốt của đất. Chỉ tưới phun sương hoặc đợi đến khi đất thật khô mới tưới, nhằm đảm bảo cho rễ cây không bị thối.
- Phân bón: Đây là loài cây cảnh cần ít phân bón, chỉ nên bón phân cho chậu đều đặn một tháng/lần bằng loại phân chứa nhiều potasse.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng phân chuồng hay phân khoáng để trồng cây lưỡi hổ cũng rất tốt. Lưu ý là tránh bón phân vào mùa lạnh hay nhiệt độ xuống dưới 10độ C.
Kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là cây khá dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể được trồng làm cây nội thất trang trí trong nhà, có thể được trồng ở nhiều nơi như góc ban công, trong phòng khách, phòng làm việc hoặc chỗ đông người. Tuy nhiên để có cây lưỡi hổ phát triển xanh tốt thì cần phải lưu ý cách trồng cây đúng khoa học.
Để tiến hành trồng cây lưỡi hổ, bạn có thể thực hiện bằng cách giâm cành. Việc này khá quan trọng vì nó giúp người trồng cây tiết kiệm được chi phí mua cây giống. Đầu tiên, bạn có thể chọn cách tách bụi rồi những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá. Để giâm lá, bạn có thể chọn một lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Các bạn cắt thành khúc dài khoảng 5cm và để cây tự liền sẹo. Sau đó chôn các khúc lá khoảng ½ vào chậu. Tưới nước và chờ lá ra rễ. Có thể thực hiện giâm lá từ mùa Xuân đến cuối mùa Hè.
Cách phòng bệnh cho cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là giống cây được đánh giá là có sức sống mãnh liệt, không tốn nhiều công sức chăm sóc. Tuy nhiên cây lưỡi hổ vẫn mắc một số bệnh thường gặp như nấm mốc, đốm lá,…
Khi thiếu dinh dưỡng và ánh sáng cung cấp, cây dễ bị nấm mốc trên bề mặt lá hoặc bị bệnh cháy đốm lá. Bạn có thể xử lý bằng cách mang cây ra chỗ có ánh sáng, lau sạch nấm trên bề mặt, trường hợp nặng thì cần cắt bỏ nhánh lá bị đốm. Sau đó tiến hành bón phân, tưới nước để cây từ từ hồi phục.
Mùa mưa cây lưỡi hổ non được ví như là "miếng mồi ngon" cho những loại ốc sên. Hướng giải quyết là bắt bằng tay hoặc dùng thuốc dụ ốc sên vào.
Trồng cây lưỡi hổ cũng rất hay gặp bệnh đốm nâu trên lá, thối ở gốc do thừa quá nhiều nước. Ngoài ra, cây lưỡi hổ cũng dễ bị thâm đen và mềm, ngọn lá khô, từng mảng nâu xuất hiện rải rác, lá nhạt màu hay mất sự pha trộn do thiếu ánh sáng. Để phòng tránh bệnh, cần có biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn. Đây là những ứng dụng thông minh của Appa được nhiều chuyên gia lựa chọn khi chăm sóc cây lưỡi hổ nói riêng và cây cảnh nói chung.
Appa - Nguồn tổng hợp