Cách phòng trừ những bệnh thường gặp trên rau muống
13:10 12/06/2018
Rau muống là loại rau được người Việt khá yêu thích, với giá trị dinh dưỡng cao và cách trồng rau muống trong thùng xốp cũng rất đơn giản, các món ăn được chế biến từ rau muống xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn trong gia đình. Rau muống không chỉ là thức ăn cho con người mà còn là thức ăn của rất nhiều loại sâu bệnh, hãy cùng tập đoàn Appa tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở rau muống và cách phòng trừ bệnh nhé.

Rau muống (rau muống nước và rau muống cạn) thường gặp một số bệnh như: Bệnh rỉ trắng, ốc bươu vàng, sâu khoang và sâu xanh, sâu ba ba hay bọ rùa kim tuyến, rầy xám…

1.Bệnh rỉ trắng trên lá rau muống

Bệnh gỉ trắng là căn bệnh phổ biến nhất trên cây rau muống, xuất hiện ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong mùa mưa, những nơi có độ ẩm cao.

- Triệu chứng: Bệnh thường gây hại ở mặt dưới của lá, sau đó lan dần lên trên làm lá vàng héo, rụng sớm, cây rau muống phát triển kém. Vết bệnh đầu tiên là một đốm nhỏ tròn màu trắng, sau đó lớn dần và nhô cao lên ở mặt dưới lá, nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau làm lá rau muống sần sùi, biến dạng.

- Đối tượng gây bệnh rỉ trắng: Do nấm tồn tại trong tàn dư cây trồng dưới dạng sợi nấm và bào tử, gặp điều kiện thích hợp bào tử nảy mầm và xâm nhập vào cây để gây bệnh. Bào tử nấm lan truyền nhờ gió và mưa. Phát triển trong nhiệt độ 10 – 200C,  nơi có ẩm độ cao và có mưa.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Không trồng dày và bón phân đầy đủ cho rau muống phát triển tốt.

+ Thường xuyên kiểm tra ruộng rau, nếu phát hiện sớm lá bị bệnh thì ngắt bỏ lá bệnh để tránh lây lan.

+ Khi ruộng rau bị gây hại nặng thì sử dụng một số thuốc và chế phẩm sinh học sau: Hạt vàng Thio-M; Score 250 EC; Dithane 80WP; Zoom 50SC; Ridomil MZ 72WP… để diệt và phòng trừ sâu bệnh. Hòa thuốc với nước theo hướng dẫn ghi trên bao bì, cần mặc đồ bảo hộ an toàn trước khi phun thuốc cho cây rau muống.

2.Ốc bươu vàng phá hoại rau muống

Ốc bươu vàng thường gây hại rau muống nước, ốc bươu trưởng thành thường ăn gốc và cuống rau muống, chúng có thói quen đẻ trứng trên thân và cuống rau muống, ốc con sinh trưởng nhanh là tác nhân tàn phá ruộng rau muống rất nhanh.

-Cách phòng trừ.

+ Bắt ốc bươu vàng khỏi ruộng rau muống.

+ Ngắt cuống hoặc thân có chứa trứng ốc bươu vàng và diệt trừ ngay.

+ Nếu mật độ trứng ốc và ốc quá cao có thể phun diệt trừ ốc bằng thuốc và chế phẩm sinh học sau: Map-Passion 10Gr ; Oxdie 700WP; Dibonin super 5WP, 15WP; …

3.Sâu khoang (Spodoptera litura), Sâu xanh (Helicoverpa armigera)

Sâu khoang, sâu xanh là ấu trùng của loài ngài đêm chuyên gây hại cây rau ăn lá, sâu khoang gây hại chủ yếu về đêm còn ban ngày nó ẩn dưới lớp đất hoặc dưới lá cây khô, sâu non ăn chất xanh của lá đến khi trưởng thành chúng chuyển sang ăn hại cả lá và cuống rau.

-Biện pháp phòng trừ:

+ Cách diệt trừ sâu khoang hiệu quả nhất đó là làm vườn sạch sẽ, loại bỏ lá khô cây chết dưới gốc cây, nếu diện tích trồng không quá nhiều bạn có thể kết hợp bắt sâu vào sáng sớm và chiều mát.

+ Với diện tích vườn rộng bạn có thể tháo nước cho ngập mặt đất từ 1 đến 2 ngày để diệt trừ toàn bộ lượng trứng và sâu non còn tàn dư trong đất, thực hiện biện pháp này 2 tuần 1 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

+ Có thể dùng các loại thuốc ít độc tố như nhóm Abamectin (Abamectin; Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-Bt,Biocin, Dipel… có nguồn gốc NPV như Vicin… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate, Sherpa…phát triển chúng chuyển sang ăn hại cả lá và cuống rau.

4.Sâu ba ba (Taiwania circumdata) còn gọi là bọ rùa kim tuyến

Sâu ba ba hay còn gọi là bọ rùa kim tuyến là loại sâu gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao và mật độ rau lớn, sâu ăn lá tạo nên những lỗ thủng lớn làm giảm năng suất của rau. Muốn phòng trừ loại sâu hại này cần tiêu diệt con trưởng thành và ấu trùng ẩn trong lá.

-Biện pháp phòng trừ.

+ Biện pháp hiệu quả và an toàn nhất là cô lập vùng rau bị bệnh xả nước ngập toàn bộ cây rau từ 1 tới 2 giờ sau đó xả nhanh nước sẽ diệt được hầu như hoàn toàn cả ấu trùng và con trưởng thành sâu ba ba.

+ Phun một số thuốc và chế phẩm sinh học sau: Sherpa 20EC, Regent 80WG, Sumicidin 10EC…

Bài viết trên của IVILA đã liệt kê được cách phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây rau muống. Hi vọng các bạn sẽ thực hiện thành công những biện pháp đó để có những vườn rau muống tươi xanh mơn mởn.

 

Biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc

- Trồng rau muống trên vùng đất thoát nước tốt. Tránh tưới nước thường xuyên cho cây vì như vậy sẽ làm cho thời gian ẩm của cây dài hơn.

- Sau thu hoạch nên thu dọn tàn dư thực vật vụ trước. Không nên trồng quá dày để tạo thông thoáng ruộng rau. Ngoài ra, cần làm sạch cỏ dại vì cỏ dại là nơi nấm trú ngụ.

- Đầu vụ khi làm đất nên bón vôi. Có thể trộn chế phẩm sinh học Trichoderma vào phân hữu cơ hoai mục để bón cho cây có hiệu quả rất tốt để hạn chế bệnh thối gốc.

- Thường xuyên thăm ruộng rau, phát hiện sớm những cây bệnh và nhổ bỏ để hạn chế lây lan.

- Sử dụng thuốc hóa học: Vivadamy, Validacin, …phun ướt đều cây và chú ý thuốc phải tiếp xúc được với phần gốc thân.

Rau muống là loại rau rất ngắn ngày và đòi hỏi phải thu hoạch đúng ngày thì rau mới ngon. Vì vậy để bảo đảm không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, nông dân cần chú ý khi phun chọn những loại thuốc có thời gian cách ly ngắn hoặc trường hợp gần đến ngày thu hoạch mà phát hiện bệnh thì tốt hơn là không phun thuốc vì trong trường hợp đó nếu có phun thì cũng không thể giúp cho cây xanh tốt như bình thường mà còn tốn tiền thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Theo Appa - Nguồn sưu tầm