Chi lan kiếm và Chi lan vanda
19:59 18/07/2018
Trong số hàng trăm, hàng ngàn loại hoa thì phong lan là một loài hoa kiêu sa, quyến rũ nhất, và quả thật không hổ danh với danh hiệu “nữ hoàng các loài hoa”. Sắc đẹp tuyệt trần, tinh tế đầy sang trọng với những màu sắc, hương thơm, chủng loại đa dạng đã khiến cho loài hoa này làm say đắm bao người.

Theo các thống kê chưa chính xác hiện trên thế giới có 25.000 loài hoa phong lan, hằng năm các nhà nghiên cứu lại tìm thấy được nhiều giống lan khác, và việc nhân giống lại tạo cũng cho ra đời rất nhiều loại hoa lan. Trong đó có Chi lan kiếm và Chi lan vanda Dễ nuôi trồng, mang trong mình vẻ đẹp thanh tao và hương thơm dịu dàng khiến nhiều người yêu lan cảm thấy thích thú và say mê.

Hôm nay Tập đoàn nông nghiệp công nghệ cao Appa cùng các bạn đi tìm hiểu về hai loài hoa này. Để có cái nhìn tổng quan hơn và qua đó có thể chăm sóc cho chậu hoa của mình đẹp, xanh tươi, hoa to, màu đẹp và nở lâu.

I.Đặc điểm chung của hoa Chi lan kiếm

Lan Kiếm (Cymbidium) là một chi trong họ Lan. Lan Kiếm có những loài bám trên cây, chúng ta gọi là Phong lan Kiếm (Epiphytic Cymbidium) và có những loài mọc trên đất, được gọi là Địa lan Kiếm (Terrestrial Cymbidium). Thật sự, phải đến tận nơi, ngắm tận mắt mới cảm nhận được vẻ đẹp của hoa loài hoa Hồng Hoàng Sapa, tôi đã hiểu một phần vì sao nhiều người nhầm tưởng Lan Kiếm Hồng Hoàng Sapa là Lan Kiếm Trần Mộng đến vậy!

- Lá lan hẹp bản, dài, lả lướt, đầu nhọn.
- Ba cánh đài của hoa xoè rộng, hai cánh hoa hơi úp lại, che phía trên của nhuỵ hoa. Cánh môi thường cong, có điểm các màu.
- Cành hoa thẳng từ dưới lên, có loài lan cành hoa không cao hơn đám lá, nhưng nhiều loài hoa cao hơn đám lá.
- Hoa nở khá bền (từ 10 ngày đến 30 ngày, thậm chí lâu hơn) nhiều loài hoa rất thơm nhưng dịu, không hắc như nhiều loài hoa khác.
- Địa lan Kiếm là "Bách hoa chi anh" nên phải có sự kết hợp của hoa lan với nhiều loài hoa quý khác mới làm nổi bật lên vẻ đẹp của Lan Kiếm.
- Đặc biệt, địa lan Kiếm Trần Mộng có mùi hương thơm rất đặc biệt, ai đã từng ngửi thì không thể quyên mùi thơm ngọt sâu thẳm, dịu nhẹ mà nhớ đời.
Người chơi địa lan Trần Mộng bị cuốn hút cũng bởi yêu thích mùi vị của loại hoa này.

Trồng và chăm sóc hoa Chi lan kiếm

1)Chậu trồng Chi lan kiếm

Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm nó. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Các loại chậu của Hàn Quốc là thích hợp để trồng Cym Sinence, bởi vì chúng rộng hơn và thông thoáng hơn, trong khí cây Cym Ensifolium trông đẹp hơn khi trồng trong các chậu sáng và nhỏ hơn. Nếu bạn không muốn dùng chậu địa lan Châu Á, nên dùng các chậu nhựa sâu hoặc chậu có thể trồng nhiều cây cùng loại trong một cái bình thường làm cho cây chật rễ.

2) Chất trồng

Chất trồng phải là một hỗn hợp. Tiêu chuẩn của chất trồng sử dụng là một hỗn hợp của vỏ thông, than củi và đá.

Đá phải chuẩn được rửa sạch, chọn đá nhỏ cỡ sỏi hạt đậu. Khi trọng lượng là mối quan tâm, thì thay thế bằng đá trân châu thô. Đổ hỗn hợp vào trong một cái khay lớn và lắc đều để lựa ra kích cỡ của các hạt chất trồng.

3) Chăm sóc cây Chi lan kiếm sau khi phát hoa
Cây địa lan sẽ được chuyển xuống khu nhà trồng có nhiệt độ ấm hơn.
Nhiệt độ: Lúc này cần duy trì nhiệt độ ở mức từ 18 - 20 độ C.
Nước tưới: Cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu. Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng.

Độ ẩm: Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 - 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.
Phân bón: Ở giai đoạn này, vẫn tiến hành bón phân cho cây theo định kỳ, với tỷ lệ 13:13:13, khi bón chúng ta bón vào gốc cây (không bón khi nhiệt độ cao quá 32 độ C).
Khi ngòng hoa đã phát triển chúng ta cần tra cố để giữ cho ngòng hoa ở vị trí cố định, bằng cách dùng que nhỏ là những que sắt hoặc que thép, buộc chặt lại cho ngòng hoa thẳng đứng. Hằng ngày, bà con nên chăm sóc vườn hoa, nhổ sạch cỏ, và loại bỏ những lá khô héo, bị bệnh để tránh lan sang những cây bên cạnh.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngòng hoa, chế độ chăm sóc cần phải khác nhau, bà con tưới cho cây 2 ngày một lần vào buổi sáng, sử dụng nước sạch để tưới cho cây. Không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 đến 60oC.
Trong quá trình ngòng hoa phát triển, và nở thành bông cũng có hiện tượng rụng nụ và rụng hoa do một số nguyên nhân như độ mẩ chất chồng trong chậu quá thấp và khô hạn. Không khí trong nhà vườn không được thông thoáng, nhiệt độ có biến động lớn, lúc nóng quá, lúc lại lạnh quá. Khi ra nụ vẫn bón nhiều phân, cành hoa bị đọng nước và đọng phân. Một nguyên nhân nữa là do giá thể trồng có tính kiềm ảnh hưởng đến sức hút của bộ rễ, do vậy, chúng ta cần lưu ý những điểm nêu trên, để vườn địa lan phát triển một cách khỏe mạnh và ra hoa đẹp.


Phòng trừ sâu bệnh cho lan:
Địa lan là một loại hoa ít mắc bệnh hơn so với các loại hoa khác. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc chăm sóc cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cây sẽ xuất hiện một số bệnh như đốm nâu, bệnh thán thư, thối rễ, cháy nắng,… đặc biệt ở giai đoạn cây ra mầm hoa, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đồng thời cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng các loại thuốc này, cần lưu ý một số điều như thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì. Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài. Chúng ta cần xen kẽ các loại với nhau.

II. Đặc điểm chung của hoa Lan Vanda

Thuộc loại lan nổi tiếng toàn Châu Á – Lan Vanda có rất nhiều màu bắt mắt vơi ba loại chính dựa trên hình dạng của lá đó là Lan Vanda lá dẹp, Lan Vanda lá tròn và Lan Vanda lá nửa tròn nửa dẹp. Hoa được  nhiều người yêu hoa thích bởi nó đẹp và mỗi năm lại có thể ra nhiều lần hoa. Để trồng hoa Lan Vanda cũng không cần nhiều bí quyết chỉ cần bạn có thể cho cây điều kiện về môi trường cũng như sự chăm sóc tốt là cây sẽ cho những bông hoa đẹp, rực rỡ nhất.

Có 3 loại hoa Lan Vanda: Hoa Lan Vanda Hồng, Hoa Lan Vanda Vàng , Hoa Lan Vanda tím.

1.Cách trồng hoa lan vanda

Theo nhiều người nhận xét loại lan này không quá khó trồng tuy nhiên vẫn cần có những kĩ thuật riêng giúp cây ra nhiều chồi và hoa nở đẹp. Để có được một chậu hoa đẹp và bền bạn cần chú ý đến một số yêu cầu kĩ thuật khi trồng loại hoa này.

Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm của lan vanda

Hiện nay vanda trồng tại Việt Nam có thể được xếp vào 2 loại đó chính là lan vùng mát và lan vùng nóng. Với những loại ở vùng mát thuwongf thấy trong những cánh rừng ở nước ta còn với những loại lan nóng thường được lai với những loại lan khác. Nhiệt độ sinh trường tốt nhất với loại lan này là từ 25-30 độ C.

Hình ảnh cây hoa lan Vanda được chăm sóc cẩn thận

  • Độ ẩm: Lan vanda có yêu cầu độ ẩm trung bình đến cao. Những cây thuộc vùng mát có yêu cầu độ ẩm cao tuy nhiên chậu phải thoáng và sạch.
  • Yêu cầu chế độ nước: Lan vanda là loại cây sinh trưởng quanh năm không có thời gian nghi nên bạn nhớ không nên để cây bị khô dù là mùa nào trong năm. Nên tưới nước thường xuyên cho cây 2 ngày/ lần. Các loài hoa thuộc giống vanda này có thể trổ hoa suốt quanh năm nên cần điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây.

Nhu cầu phân bón 

Lan vanda được đánh giá là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khá cao nên khi trồng cần thiết phải chăm bón thêm phân cho cây. Đặc biệt lọai lan vanda này tỏ ra dễ tính nên có thể sử dụng được bất cứ một loại phân bón nào. Để tiện lợi và hiệu quả nhất bạn nên bón loại phân bón hóa học với công thức 3-10-10 với mỗi lần tưới cách nhật 2 ngày 1 lần. Nồng độ 1 muỗng cà phê với 4 lít nước.

Chú ý: Vì giá thể trồng loại lan vanda này chỉ thường là chậu đất nung hoặc giỏ gỗ với những cục than to nên sự tồn tại của dưỡng thể sau khi tưới là không đáng kể. Chính vì thế mà việc bón phân tốt nhất nên sử dụng bình tưới dạng phun sương để cây có thể hấp thu được tốt dưỡng chất từ phân bón cung cấp cho bạn.

Đặc điểm giá thể trồng lan vanda

Do đây là loại lan sinh trưởng quanh năm không có mùa nghỉ chỉnh vì thế mà mọi sự thay đổi về độ ẩm cũng khiến cây bị rụng lá gần gốc mà giới chơi lan gọi là chuồn lá. Tuy nhiên nếu ẩm độ trong chậu trồng lan vanda quá cao sẽ khiến cho rễ cây hay bị thối. Chính vì thế mà để tốt nhất thì nên để giá thể của cây thật thoáng như vỏ dưa dừa hoặc củi kèm với than hoa to.

Kĩ thuật thay chậu và nhân giống

Đến một thời kì cây phát triển khá lớn thì việc thay chậu là điều cần thiết. Với những chậu cây quá bé sẽ khiến mất đi sự cân đối giữa cây và chậu. Thời điểm thích hợp nhất để thay chậu đó chính là vào mùa mưa. Cách thay chậu tương tự như loại lan Hồ điệp.

Định kì khoảng 3 tháng một lần bạn nên tiến hành phun một dung dịch ANA với nồng độ 0,1 phần triệu để giúp kích thích sự mọc rễ. Khi được tưới dung dịch thì rễ của lan vanda sẽ ra rất nhanh.

Phòng và trị bệnh cho cây lan vanda

Lan vanda khá khỏe tuy nhiên thường hay bị một số bệnh điển hình như các loại rệp vàng tấn công. Loại rệp này thường bám vào bề mặt lá và hút hết nhựa ở lá khiến lá bị khô héo và vàng rồi chết. Ngoài ra còn hay gặp bệnh thối đọt cũng là một loại bệnh khá nguy hiểm xảy ra ở các giống vanda. Nếu phát hiện được biểu hiện của bệnh bạn nên dùng kéo cắt loại bỏ đi và sau đó bôi vôi vào. Nếu không bệnh sẽ lan truyền trong toàn bộ vườn lan. Tốt nhất nên ngừa bệnh thường xuyên bằng cách phun các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Benomyl nồng độ 1/400, nửa tháng 1 lần.

Hi Vọng Tập đoàn nông nghiệp công nghệ cao Appa đã có những bài viết hữu ích về các loại hoa lan để bạn tham khảo cũng như tìm hiểu được nhiều loại phân bón do chính tập đoàn sản xuất để kích thích sự tăng trưởng cho cây cũng như ra hoa đúng theo ý muốn.

Theo Appa - Nguồn sưu tầm