Vào năm 2009, toàn huyện Ba Bể đăng ký thực hiện 300 ha, cánh đồng 50 triệu đồng/ha, thì xã Hà Hiệu đã chiếm số lượng 30%. Để có con số ấn tượng trên, Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã phải tuyên truyền, vận động bà con nhiều lần. Và chính các gia đình cán bộ xã đã là những hộ tiên phong khi thực hiện chủ trương này của tỉnh cho bà con noi theo.
Đồng chí Nông Văn Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vốn là những người nông dân chăm chỉ, chịu khó, quanh năm gắn bó với ruộng đồng, nhưng trình độ canh tác lại thô sơ lạc hậu, thiếu đầu tư kỹ thuật cho cây trồng nên hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây còn rất thấp. Nhận thấy thực trạng này và trên tinh thần chỉ đạo của huyện, tỉnh chúng tôi đã triển khai nhiều phương án nhằm thu hút người dân đi vào thực hiện. Đề án nâng cao thêm thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác của tỉnh. Lúc đầu, người dân trong xã ngại tham gia, nhưng sau đó thấy được hiệu quả mô hình cánh đồng 50 triệu/ha mang lại, số hộ dân đăng ký thực hiện tăng một cách nhanh chóng. Cho tới nay, nhiều gia đình đã có thu nhập từ 50 – 80 triệu/ha nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ với nhiều công thức: 2 vụ lúa + 1 vụ ngô; 2 vụ lúa + 1 vụ rau màu; 2 vụ lúa + 1 vụ cá…”.
Trong các mô hình trên, phần lớn người dân xã Hà Hiệu thực hiện mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ cá, bởi đây là mô hình đơn giản, dễ làm nhưng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao. Tiêu biểu cho mô hình này là hộ gia đình ông Nông Văn Tiến, thôn Tổng Cải đã nuôi cá chép trên 4.000 m2 ruộng, hộ ông Lý Văn Lược, thôn Cốc Lùng nuôi cá chép trên 6.000 m2 ruộng. Bà Nguyễn Thị Huynh – cán bộ khuyến nông xã Hà Hiệu cho biết: Nuôi cá chép trên ruộng 2 vụ đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao gấp đôi so với chỉ cấy lúa đơn thuần trước đây. Cấy lúa mùa xong, người dân tiến hành thả cá và khoảng một tháng sau đã cho thu hoạch sản phẩm, trừ tiền mua cá giống, người dân có thể thu lãi gần 20 triệu đồng/ha. Với những cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng và luôn chủ động được nước tưới, tiêu, xã Hà Hiệu có khả năng mở rộng thêm mô hình nuôi cá chép trên ruộng và đây thực sự là bước đi đầy triển vọng cho người dân trong xã.
Để tạo nên sự thành công này cho các mô hình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích chính sử dụng chính là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp đảng uỷ, chính quyền đã tìm hướng đi, mô hình thích hợp cho địa phương mình; cán bộ chuyên môn luôn sát cánh với dân; còn người dân đã thực hiện đúng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và những ứng dụng nông nghiệp thông minh của Appa.
Thành công trong việc thực hiện mô hình cánh đồng 50 triệu đồng/ha ở xã Hà Hiệu đã giúp cho người dân có thể thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ chính cánh đồng của mình.
Appa - Nguồn tổng hợp