Khó khăn khi trồng và chăm lan tại nhà
15:07 08/06/2018
Gần đây, phong trào trồng hoa lan cắt cành đang phát triển rất mạnh mẽ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đem lại thu nhập khá cho nông dân vì nhiều loài hoa lan tương đối dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, và có giá trị kinh tế cao.

Mặc dù vậy, rất nhiều nông dân sau khi chuyển đổi sang trồng lan đã gặp phải nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất đó là chi phí đầu tư không hề nhỏ. Phong lan là loài cây tương đối dễ trồng, tuy nhiên phải đáp ứng đúng một số điều kiện về môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất trồng, dinh dưỡng thì mới cho bông đạt tiêu chuẩn và có giá trị cao, nếu không cây sẽ èo uột và không phát triển. Trong khi đó, nông dân sau khi đầu tư làm nhà vườn thường cạn vốn, nhưng họ vẫn phải mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, thuê nhân công chăm sóc vườn cây, và đầu tư cây giống mới để xoay vòng. Hơn thế nữa, nguồn cung ứng cây giống ở Việt Nam còn thiếu, đa phần nhập từ Thái Lan hoặc Đài Loan. Một số phòng thí nghiệm ở Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm cấy mô, nhưng chi phí còn khá cao và chất lượng chưa đồng đều.

Không chỉ có vậy, việc tiếp cận hướng dẫn khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Đa phần nông dân chỉ được hướng dẫn ban đầu mà chưa có đội ngũ nhà khoa học theo sát hỗ trợ, xử lý những khó khăn vướng mắc trong quá trình trồng trọt.

Do vậy, tập đoàn nông nghiệp thông minh Appa có những phương án giúp người nông dân thực sự tiếp cận các nguồn hỗ trợ về vốn sản xuất, nguồn giống cây trồng chất lượng với chi phí phù hợp, và nhận được sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong suốt quá trình sản xuất để sản phẩm có chất lượng cao nhất, đem lại nguồn lợi thực sự cho họ.

Sau đây là một mô hình mà tập đoàn nông nghiệp thông minh Appa đang áp dụng cho một số nhà vườn trồng Lan chuyên nghiệp ở khắp các tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam, mời các bạn tham khảo và tự trồng cho mình những chậu lan ưng ý ngay tại ngô nhà xinh đẹp của mình.

Giá thể trồng lan rừng:
Cách trồng lan rừng đặc biệt chú trọng đến giá thể để trồng lan. Gỗ và dớn là 2 loại giá thể thích hợp hơn để trồng các loại lan rừng. Vì đây là loại giá thể gần gũi với môi trường thiên nhiên nơi các loại lan hoàng thảo sinh sống.
Dớn: Đây là dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ (Cybotium baronletz) là một loại cây mọc nhiều ở các vùng thung lũng đồi núi Đà Lạt. Sở dĩ dớn được chọn vì không bao giờ đóng rêu nhưng hút ẩm tốt. Tuy nhiên, nếu chất trồng toàn dớn thì không có độ thoáng.

Có 2 loại dớn:
+ Dớn sợi: là loại dớn già, hóa mộc. (Có dạng từng sợi được ưa chuộng để trồng lan ở thành phố).
+ Dớn vụn: là phần còn lại của cây dớn sau khi đã lấy loại dớn sợi loại dớn vụn là nhưng phần non của thân cây dớn – loại này sử dụng trồng lan rất tốt ở vùng lạnh vì độ hút ẩm cao, thiếu thoáng khí, nên nhiệt độ trong chậu cao hơn bên ngoài , do đó dớn tạo một độ ẩm nhất định thuận lợi cho sự phát triển của rễ.

Chiết tách lan rừng mới mua về?

Đối với những người mới biết trồng như tôi, khi mua những dòng lan hoàng thảo về, được nguyên bụi lớn thì nên để như vậy mà trồng. Đừng ham chiết tách.. cây dễ bị mất sức. Chăm sóc không khéo thì cả đám "ra đi". Đồng thời tưới ít nước chủ yếu giữ ẩm cho cây (Vì khi để nguyên bụi, cây sẽ giữ được ẩm rất lâu)
Khi cây mới mua về, nên quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm.
Từ tháng 7-11 không nên chiết tách lan rừng vì thời điểm này rễ lan phát triển chậm, kích thước của cây lan con cũng nhỏ hơn nhiều so với những cây được chiết tách vào mùa xuân.

Môi trường sống cho lan rừng
Có loại lan hoàng thảo thích khô như: hoàng thảo đơn cam, hoàng thảo đùi gà, thì 1 tuần hay một tháng không tưới nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của lan.

Phân bón cho lan rừng
Dù là lan rừng nhưng chúng cũng rất cần phân bón thường xuyên, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao...
Sử dụng phân vô cơ 20-20-20 pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn.
Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới (cuối kì tăng trưởng) đổi sang 10-30-30 để cây chuẩn bị ra hoa.

Appp - Nguồn sưu tầm