Từ sinh viên Nông Lâm đến ông chủ trại nấm
20:39 31/05/2018
Trồng nấm có tiềm năng phát triển rất lớn đã trở thành nghề cho nhiều nông dân làm giàu. Dưới đây là các gương điển hình đi lên từ nghề này.

Đến xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi về chàng trai trẻ Hoàng Văn Nguyên (SN 1985, trú tại xóm 8) thì ai cũng biết đến anh. Nhiều người dân địa phương ưu ái gọi anh với biệt danh “Nguyên nấm”. Cái biệt danh mà mọi người thường hay gọi khi nhắc đến anh cũng bởi xuất phát từ chính cái nghề mà anh đang làm, đó là nghề trồng nấm linh chi đỏ.

Năm 2009, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm, chàng cử nhân chuyên ngành công nghệ hóa sinh vào làm việc cho một công ty chuyên cấy men vi sinh thức ăn chăn nuôi tại một huyện miền núi Thanh Hóa. Đến năm 2010, nhận thấy cần có những bước đi mới để phát triển kinh tế, Nguyên lại khăn gói vào Nam và làm nhân viên kiểm tra chất lượng hàng của công ty Tân Hiệp Phát. Hai năm sau, anh lại ngược ra Bắc làm công ty chuyển giao công nghệ tại Hà Nội. Sau nhiều năm buôn ba trong Nam ngoài Bắc, đến đầu năm 2013, Nguyên quyết định về quê nhà để khởi nghiệp.

Anh Hoàng Văn Nguyên và trại nấm Linh chi đỏ của mình

Nhận thấy nấm linh chi đỏ đem lại nguồn kinh tế cao và thích hợp với điều kiện nuôi trồng tại địa phương, anh đã quyết định khăn gói ra Quảng Ninh để khảo sát về xây dựng một mô hình trang trại trồng nấm linh chi đỏ. Tận dụng hơn 300m2 đất vườn, cùng nguồn nguyên liệu gỗ keo, nguồn lao động sẵn có tại địa phương, Nguyên quyết định vay vốn ngân hàng 300 triệu đồng để bắt đầu công việc.

Hiện nay, với giá bán dao động khoảng 500 - 600 ngàn đồng/kg, nấm linh chi đỏ của gia đình anh Nguyên bán rất chạy. Thị trường tiêu thụ cũng khá rộng, ngoài thị trường trong tỉnh, anh còn nhập hàng đi các tỉnh thành như: Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Hải Phòng…

Ngoài việc làm ăn kinh tế giỏi, chàng trai trẻ 8X Hoàng Văn Nguyên còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương. Vào chính vụ, tại trang trại của gia đình anh thu hút khoảng 20 - 30 lao động làm việc, với mức lương từ 100 - 200 ngàn đồng/ngày phụ thuộc từng công việc.

Chia sẻ về thành công của mình, Nguyên cho hay anh những gì anh đạt được là nhờ có áp dụng công nghệ cao vào quá trình trồng nấm linh chi của mình. Nhờ đó không những tăng năng suất, tăng chất lượng nấm mà chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể.

Appa là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp nông nghiệp thông minh giúp cho nhà nông có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Trong thời đại công nghiệp 4.0, Nông nghiệp cũng phải đi theo hướng phát triển hiện đại bởi chỉ có thế, người làm nông nghiệp mới có thể bắt kịp trình độ trong khu vực và trên thế giới.

Appa - Dẫn nguồn theo báo Nông nghiệp